Một ngày nọ, bạn đọc báo thấy vài tít về một "ông lớn" nào đó vừa bị tấn công DDOS. Bạn không để tâm lắm vì nghĩ nó chỉ xảy ra với các website/dịch vụ mạng lớn mà không hề biết rằng bất cứ website nào cũng có thể là mục tiêu của cuộc tấn công "tư thù cá nhân" này.
DDOS là gì?
DDOS có nghĩa là “tấn công tự chối dịch vụ”. Kẻ tấn công sẽ cố gắng cản người dùng truy cập vào website hoặc các dịch vụ trực tuyến của bạn bằng cách gửi nhiều những dòng dữ liệu lớn đến server và làm cho server trở nên bị quá tải.
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ những cao thủ mới có thể thực hiện tấn công DDOS thì bạn đã nhầm. Cuộc tấn công chỉ đơn giản diễn ra khi hacker sử dụng một số lượng lớn các máy khác nhau trên internet để gửi một lượng truy cập lớn vào mục tiêu đã định sẵn với mục đích làm quá tải server và website bị “sập” tức thì.
Vì sao mọi website/dịch vụ trực tuyến đều có thể là nạn nhân của DDOS? Vì động cơ của tấn công này hoàn toàn mang mục đích cá nhân, nó không xuất phát từ sự cố "kỹ thuật" ngoài ý muốn nào. Website sau khi bị tấn công có thể bị hacker sử dụng với mục đích lừa đảo, quảng cáo,....
Làm sao để nhận biết bạn đang bị tấn công DDOS?
DDOS gây khó khăn cho cả những người có chuyên môn, chưa nói đến người dùng thông thường. Mấu chốt của vấn đề nằm ở việc bạn khó phân biệt được đâu là nguồn truy cập hợp pháp và đâu là do DDOS. Tuy nhiên, nếu việc kinh doanh của bạn đang diễn ra bình thường, bạn không đang chạy một chiến dịch sale nào có quy mô lớn đến nỗi thu hút một lượng khách cực lớn vào website nhưng wbsite xử lý bị chậm, load cao và từ chối dịch vụ, thì đã đến lúc phải kiểm tra nguy cơ tấn công DDOS.
Như đã nói, cái khó trong cuộc tấn công DDOS là chúng ta không biết đâu là thật, đâu là giả. Nếu cuộc tấn công đã xảy ra, bạn chỉ có thể hạn chế thiệt hại chứ không thể giải quyết triệt nó triệt để. Do đó, hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh cho server:
1. Sử dụng một máy chủ mạnh mẽ với đầy đủ chức năng bảo mật
Hãy bảo đảm rằng máy chủ của bạn đang có một nguồn tài nguyên + cấu hình phù hợp với quy mô website. Nếu bạn đang sử dụng hosting, hãy sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp uy tín, cung cấp độ bảo mật cao cùng dịch vụ hỗ trợ tốt vì bạn sẽ rất cần đến chất lượng cùng sự nhanh chóng trong dịch vụ support của họ khi các vấn đề tương tự như vậy diễn ra.
Đây là “bức tường lửa” ngăn cản DDOS tối ưu nhất.
2. Luyện tập thực hiện phòng vệ
Việc luyện tập để ứng phó với một cuộc tấn công luôn là một cách giúp vấn đề được giải quyết nhanh chóng. Nếu công ty của bạn có đội ngũ IT, hãy thực hiện các cuộc diễn tập nhiều lần để hiểu rõ về hệ thống phòng vệ và có cách đối phó nhanh nhạy khi vấn đề xảy ra.
3. Tìm một nhà cung cấp hosting chất lượng
Các công ty thông thường sử dụng hosting từ các nhà cung cấp hosting chuyên nghiệp, hiếm khi sử dụng máy chủ riêng ngoại trừ các doanh nghiệp lớn. Để tránh các cuộc tấn công như DDOS, việc lựa chọn một nhà hosting uy tín là cực kỳ quan trọng. Mỗi nhà cung cấp hosting sẽ có những cách khác nhau để bảo vệ server, cũng như có những cách giải quyết khác nhau khi server bị tấn công DDOS. Nhà cung cấp hosting chuyên nghiệp, có kinh nghiệm sẽ giúp vấn đề được giải quyết tốt hơn.
Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự và tình hình vẫn chưa được cải thiện, redHOST luôn sẵn sàng giúp đỡ.
SĐT hỗ trợ tư vấn: 08 3820 9052 (thứ 2 – thứ 6, 9:30 AM – 6:00 PM)
Hotline: 0902 322 324 - Mr. Hoài / 0935 848 053 - Ms. Trúc hoặc điền vào form liên hệ với redHOST.
Bạn luôn được chào đón đến văn phòng của redHOST tại 14 Phan Tôn, phường Đa Kao, Q.1!