Sự phát triển của thương mại điện tử khiến việc sở hữu riêng một website không có gì là lạ. Tuy nhiên mặt trái của việc này đó là các người dùng cá nhân hoặc các công ty không có đội ngũ chuyên IT thường thiếu các kiến thức căn bản về website và hosting – phần quan trọng nhất để website duy trì và hoạt động, dẫn đến việc vừa tốn kém chi phí vừa không mang lại hiệu quả.
Vậy nếu bạn là một "tay ngang" đang tìm kiếm một nhà hosting chất lượng, bạn nên cân nhắc những tiêu chí sau đây:
1. Sao lưu dữ liệu
Một điều chắc chắn là dữ liệu của bạn không bao giờ an toàn tuyệt đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: môi trường mạng, hacker và con người – yếu tố bất định vì dữ liệu của bạn có thể được quản lý bởi nhiều admin khác, từ đó giảm mức độ bảo mật và tăng khả năng sai sót xảy ra. Nói cách khác, dữ liệu luôn có thể bị đánh cắp hoặc bị tấn công với các mức độ khác nhau, vì thế việc sao lưu ra các bản lưu trữ dữ liệu cực kỳ quan trọng nếu bạn không muốn phải xây dựng tất cả lại từ đầu.
Tuy nhiên không phải nhà cung cấp hosting nào cũng cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu, việc của bạn là phải đảm bảo tìm ra các đơn vị thích hợp có hỗ trợ dịch vụ này. Tốt nhất, ngoài các vấn đề liên quan đến thông số và kỹ thuật, bạn nên hỏi kỹ nhà cung cấp hosting về việc sao lưu dữ liệu như thế nào, thời gian sao lưu và chi phí nếu có.
2. Thời gian hoạt động của máy chủ
Tại sao điều này lại quan trọng? Vì không còn điều gì mất điểm hơn một website không thể truy cập. Những người truy cập website thông thường không hiểu nhiều các vấn đề công nghệ và máy tính, vì thế khi thấy website xảy ra lỗi, họ chỉ đơn giản đánh giá bạn là một trang web không tin cậy hoặc không chuyên nghiệp.
Có hai khái niệm chính thường được sử dụng khi nói về thời gian hoạt động của máy chủ là uptime - thời gian/trạng thái website hoạt động ổn định, bình thường và downtime - nói đến thời gian/trạng thái website rơi vào tình trạng không truy cập được. Thông số thời gian uptime thông thường phải nằm trong khoảng 99% trở lên. Trong trường hợp xảy ra downtime, bạn cần nhìn vào lưu ý số 3 dưới đây để xử lý tình huống.
3. Dịch vụ hỗ trợ
Nếu như website của bạn xảy ra chuyện, bị tấn công vào nửa đêm hoặc hệ thống không thể gửi hay nhận email, việc đầu tiên bạn sẽ làm là gì? Liên hệ ngay với nhà cung cấp hosting để vấn đề được giải quyết càng nhanh càng tốt phải không?
Việc bạn được cung cấp dịch vụ hosting hỗ trợ 24/24 không có gì là lạ vì tính chất của hosting đòi hỏi một dịch vụ như vậy. Tuy nhiên chất lượng và sự tận tâm mới là yếu tố mang tính quyết định xem bạn có chọn đúng nhà cung cấp hosting hay không. Có 02 trường hợp xảy ra. Một là bạn không ngừng gọi điện, gửi mail yêu cầu support và tình trạng vẫn tiếp tục. Hai là vấn đề của bạn được giải quyết ngay khi bạn thông báo với nhà cung cấp hosting hoặc đôi khi, họ nhận ra vấn đề còn trước cả bạn.
Để chọn được nhà cung cấp hỗ trợ bạn một cách tận tâm nhất, bạn cần tự mình tìm hiểu, đánh giá và tham khảo các ý kiến từ nhiều nguồn. Vấn đề về giá và các thông số kỹ thuật luôn được ưu tiên hàng đầu tiên khi lựa chọn hosting, tuy nhiên người ta lại thường quên đi rằng năng lực, trách nhiệm và tận tâm là điều không phải ở đâu cũng có thể mang lại.
Làm việc với redHOST
Nếu server của bạn đang gặp vấn đề và tình hình vẫn chưa được cải thiện, redHOST luôn sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ.
SĐT hỗ trợ tư vấn: 028 3838 9052 (thứ 2 – thứ 6, 9:30 AM – 6:00 PM)
Hotline: 0902 322 324 - Mr. Hoài hoặc điền vào form liên hệ với redHOST, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 24h.